Tin Tức Chi Tiết

Nội thất cổ điển dùng loại gỗ nào là tốt nhất?

Những năm gần đây, bất kỳ ai đam mê hoặc quan tâm đến lĩnh vực thiết kế nội thất đều thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của phong cách nghệ thuật “cổ điển” trong thiết kế nội thất nhà ở. Thế nhũng phong cách nội thất này thường dùng loại gỗ gì? Điều này không hẳn ai cũng biết. Hãy cùng DYF đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

I. Phong cách nội thất cổ điển mang đặc trưng gì?

Kiến trúc

Phong cách thiết kế cổ điển khác biệt với các phong cách khác ở tính chất đối xứng trong kiến trúc. Bạn có thể dễ dàng nhận ra một công trình mang hơi thở cổ điển nếu các chi tiết được sắp xếp có chủ ý tạo sự cân bằng.

Kiến trúc cổ điển
Kiến trúc cổ điển

Thế nhưng, trong một số trường hợp, không nhất thiết các chi tiết phải đối xứng hoàn toàn với nhau. Khi đó, để bảo đảm các vật dụng vẫn có sự hài hòa trong lối trang trí, gia chủ chỉ cần lựa chọn màu sắc, hoa văn… tương đồng với nhau, mọi vấn đề tưởng chừng khó khăn sẽ được giải quyết một cách dễ dàng.

Một điểm nổi bật khác trong kiến trúc cổ điển là mái vòm hình vòng cung cùng đường phào chỉ nổi. Mái vòm hình vòng cung không chỉ là trụ đỡ vững chãi mà còn tạo nên đường nét mềm mại, thanh thoát cho công trình. Đường phào chỉ nổi được chạm trổ bằng thạch cao, mang lại vẻ đẹp cao quý cho ngôi nhà.

Màu sắc

Phong cách nội thất cổ điển có gam màu chủ đạo là trắng và vàng
Phong cách nội thất cổ điển có gam màu chủ đạo là trắng và vàng

Phong cách nội thất cổ điển có gam màu chủ đạo là trắng và vàng. Sự kết hợp giữa hai màu sắc này giúp căn phòng trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Sắc vàng đem lại cảm giác ấm cúng, lãng mạn còn sắc trắng gợi cảm giác thuần khiết, tinh khôi.

Ngoài các gam màu chủ đạo, nhiều sắc màu khác cũng được sử dụng nhằm tôn lên cá tính riêng của chủ sở hữu: xám nhạt, xanh olive, hồng be, đỏ đô, hồng be… với mức độ đậm nhạt khác nhau tùy theo mục đích sử dụng không gian.

Bên cạnh phần tường và trần nhà, màu sắc cho các vật dụng có mặt trong căn phòng cũng cần chú ý. Các gia chủ thông thường lựa chọn vật dụng có màu sắc tương đồng với màu trần và tường. Điều này tạo nên sự đồng điệu và tăng thêm vẻ đẹp cho căn phòng.

Chất liệu

Gỗ là một trong những chất liệu đặc trưng nhất của phong cách nội thất cổ điển. Gỗ thường được dùng làm bàn, ghế, sàn nhà, kệ bếp, khung cửa… Vì thế, có thể dễ dàng bắt gặp các vật dụng bằng gỗ ở mọi góc nhỏ trong căn nhà.

Gỗ là một trong những chất liệu đặc trưng nhất của phong cách nội thất cổ điển
Gỗ là một trong những chất liệu đặc trưng nhất của phong cách nội thất cổ điển

Đá tự nhiên (đá hoa cương, đá cẩm thạch…) được sử dụng phổ biến trong phong cách cổ điển hiện nay. Bề mặt sáng bóng, mẫu mã phong phú của đá làm tăng thêm vẻ đẹp cho không gian. Tuy nhiên, với chất liệu này, gia chủ cần chọn loại có khả năng chống trơn trượt để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

Sự góp mặt của kim loại như đồng, vàng,… là điểm nhấn cho không gian đậm nét cổ điển. Kim loại được mạ lên các vật dụng nội thất hoặc chế tác thành một số vật dụng (như giá cắm nến, đèn ngủ…) giúp tăng thêm phần quý phái cho ngôi nhà của gia chủ.

Chất liệu da bóng, da lộn… cũng được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế này. Da thường được làm thành vải bọc sofa, ghế trụ… Sản phẩm được làm từ da có thể dễ dàng lau chùi vệ sinh mà không bị mất màu, giữ được vẻ đẹp như ban đầu.

II. Thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển thường dùng loại gỗ nào?

Gỗ Veneer ra đời như một giải pháp trang trí nội thất hoàn hảo giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn có sản phẩm nội thất với màu sắc và vân gỗ đẹp tương tự như gỗ tự nhiên.

Gỗ Veneer là gì?

Veneer được biết tới là loại gỗ tự nhiên sau khi lạng mỏng thành từng tấm với độ dày từ 1rem đến 3ly. Những tấm này được sử dụng để dán lên bề mặt các loại cốt gỗ như gỗ nhựa, HDF, MDF,… để tạo thành phẩm.

Những tấm veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên nên bản chất vẫn giữ được màu sắc và vân gỗ y hệt cây chủ. ử dụng veneer để làm nội thất không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại vẻ đẹp và sự sang trọng chẳng kém gỗ tự nhiên.

Ưu điểm của gỗ Veneer

Vật liệu này được rất nhiều người yêu thích sử dụng với những ưu điểm nổi bật như:

– Chống co ngót, cong vênh

– Màu sắc và vân gỗ đẹp chẳng khác gì gỗ tự nhiên

– Giá thành hợp lý

Nhược điểm của gỗ Veneer

Chống nước kém: Gỗ Veneer có bề dày vô cùng mỏng manh nên khi kết hợp với cốt gỗ công nghiệp sẽ dẫn tới khả năng chống chịu nước kém. Do đó, việc sử dụng gỗ venner chỉ áp dụng với những nơi quanh năm không tiếp xúc với nước.

Dễ bị sứt mẻ: Khả năng chịu tác động của Veneer có phần kém hơn so với vật liệu nhựa là tấm compact HPL.

Phân loại gỗ Veneer

Tính trên toàn thế giới có rất nhiều loại gỗ veneer. Tuy nhiên, tại Việt Nam chỉ có một số loại veneer được ưa chuộng như: óc chó, xoan đào, sồi,…

– Được sản xuất từ cây óc chó, có độ dày phổ biến là 3ly, được dán lên các cốt gỗ như HDF, MDF,… tạo thành gỗ veneer thành phẩm.

– Gỗ veneer có ưu điểm chống cong vênh, màu sắc và vân gỗ đẹp, sang trọng mà giá thành lại thấp hơn nhiều so với nội thất bằng gỗ óc chó tự nhiên.

– Gỗ veneer óc chó có những nhược điểm tương tự những loại gỗ veneer khác, do vậy khi sử dụng cần tránh nước, tránh va đập mạnh.

– Được lạng từ gỗ xoan đào, có độ dày phổ biến là 3ly, thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ bếp…..

– Ưu điểm: Gỗ veneer xoan đào có độ bền tốt, màu đẹp và sang trọng. Hạn chế cong vênh, co ngót, chi phí phù hợp với túi tiền nhiều gia đình.

– Nhược điểm: Loại xoan đào cao cấp nhập khẩu có mẫu mã đẹp còn các loại thường thì vân và màu sắc không nổi bật.

– Veneer sồi là những tấm veneer được lạng mỏng từ gỗ sồi, sau đó được phủ lên bề mặt các cốt gỗ công nghiệp. Sản phẩm được tạo thành từ vật liệu này tương đối phù hợp với kinh phí của nhiều gia đình.

– Ưu điểm: Từ khâu lạng gỗ đến chế biến được áp dụng công nghệ xử lý cao. Vì thế, loại gỗ này có khả năng chống cong vênh, độ bền tốt, phù hợp để làm các đồ nội thất như bàn ghế, tủ…

– Nhược điểm: khả năng chống nước kém, không nên di chuyển và tháo lắp nhiều.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về phong cách nội thất cổ điển.

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Thiết kế phòng ngủ tân cổ điển

Thiết kế nội thất phòng khách tân cổ điển

Vật liệu nội thất là gì? đặc điểm & phân loại các dòng vật liệu phổ biến nhất hiện nay