Tin Tức Chi Tiết

20+ Mẫu sảnh khách sạn đẹp & lôi cuốn nhất

Sảnh khách sạn là gì? Tại sao chủ đầu tư (CĐT) luôn yêu cầu thiết kế, giám sát & nghiệm thu thi công rất khắt khe với hạng mục này?

Nhìn mặt bắt hình dong, nếu ngay giây phút du khách đặt chân tới khách sạn và nhìn thấy khu sảnh đón tiếp tồi tệ, sẽ thật khó để làm hài lòng họ trong suốt quãng thời gian sắp tới. Bởi, ngay cả “avatar” khách sạn của mình bạn còn không chăm chút, làm sao thuyết phục được khách hàng rằng chất lượng dịch vụ của bạn tốt?

Có quá nhiều phong cách thiết kế sảnh chờ khách sạn, làm sao chọn được thiết kế phù hợp nhất? Sau đây DYF xin giới thiệu tới anh/chị những mẫu sảnh chờ khách sạn đẹp, ấn tượng nhất.

sanh-khach-san
Thiết kế sảnh đẹp, ấn tượng tại Hotel De La Coupole Sapa

1. Vai trò của sảnh trong kinh doanh khách sạn

Như đã nói, sảnh là “gương mặt thương hiệu” của mỗi khách sạn. Chúng tạo nên những ấn tượng đầu tiên với khách hàng.

Hơn thế, sảnh tiếp đón là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động:

  • Đón tiếp khách hàng, đối tác
  • Hoàn thành các thủ tục nhận/trả phòng
  • Tiếp nhận, giải quyết các thắc mắc, khó khăn của khách hàng
  • Tổ chức các sự kiện lớn, đón tiếp khách VIP
  • V..v..

Biết được tầm quan trọng của khu vực này, CĐT luôn dành rất nhiều tâm huyết để chọn ra một mẫu sảnh đón khách sạn đẹp, ấn tượng.

>>> Tham khảo thêm: Lưu ý trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển

sanh-khach-san-3
Sảnh chờ nhìn từ bên ngoài

2. Thiết kế, thi công nội thất sảnh khách sạn

Một không gian tổng thể đẹp, ấn tượng ta là sự kết hợp hài hòa của rất nhiều yếu tố:

  • Kiến trúc, phong cách thiết kế
  • Nội thất, decor
  • Ánh sáng, âm thanh
  • Lựa chọn, kết hợp vật liệu
  • V..v..
sanh-khach-san-19
Không gian đẹp là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố

Cùng một bài toán, mỗi người sẽ có cách giải khác nhau, nhưng chúng đều dựa trên các định luật chung. Trong thiết kế sảnh của khách sạn cũng vậy. Mỗi phong cách đều có nét đặc trưng và quy tắc riêng. Song, chúng đều tuân theo những “luật thiết kế” cơ bản.

2.1. “Luật” màu sắc

Màu sắc điều khiển cảm xúc, tâm trạng.

Các gam màu trắng, vàng nhạt, ánh kim loại,… mang tới sự trang nhã và tinh tế.

Sắc đậm như đen, nâu, tím,… thiên về sự sang trọng, hoàng gia.

Sự thư thái, bình yên có được từ các gam màu xanh (lam, lục,…)

Thu hút và gây hiệu ứng thị giác mạnh mẽ là những sắc màu như đỏ, cam, hồng, v..v..

sanh-khach-san-18
Sử dụng gam màu chủ đạo đen, trắng và sắc xanh của thiên nhiên tạo nên không gian tươi sáng, thoải mái

2.2. “Luật” ánh sáng

Ánh sáng sảnh khách sạn đẹp được cấu thành từ 02 yếu tố tự nhiên & nhân tạo. Là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của khách sạn, ánh sáng ở khu vực này phải “đủ & đẹp”.

Để tạo hiệu ứng không gian mở và lấy được sáng nhiều nhất, rất nhiều khách sạn sử dụng vách kính thay cho tường gạch, đá,…

sanh-khach-san-1
Các cửa kính lớn giúp lấy ánh sáng tự nhiên cho khu vực sảnh

Ngoài ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo cũng rất quan trọng. Cũng giống như màu sắc, ánh sáng có thể “bổ trợ” cho cảm xúc. Với khách sạn, thông thường sẽ sử dụng 02 loại ánh sáng:

  • Ánh sáng trắng: thích hợp tạo không gian sang trọng, lịch sự
  • Ánh sáng vàng: tạo cảm giác ấm cúng, thư thái

Các sảnh đón khách sạn nhỏ, vừa có thể tận dụng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên. Nhưng với các khu vực sảnh lớn việc sử dụng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên là không khả thi, nên việc thiết kế ánh sáng nhân tạo phải được tính toán kỹ lưỡng, tránh sáng quá hoặc tối quá.

2.3. Kiến trúc & vật liệu

Có rất nhiều kiểu kiến trúc sảnh khách sạn: sảnh mái chéo, sảnh trần thạch cao, sảnh lớn với máo vòm cao ngút,… Mỗi kiểu sảnh tương ứng với một phong cách nội thất khác nhau, bởi vậy vật liệu cấu thành nên chúng cũng có sự thay đổi.

Ví dụ:

  • Vật liệu gỗ, tre, nứa, mây,.. thích hợp với các khu nghỉ dưỡng sinh thái
  • Gỗ kết hợp kim loại (đồng, inox,…) tạo sự tinh tế và sang trọng, đặc trưng cho phong cách tân cổ điển.

Bên cạnh đó, yếu tố về kiến trúc & vật liệu thi công phải được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tính an toàn.

sanh-khach-san-4
Ấn tượng kiến trúc sảnh với thiết kế mái “kinh điển” của người Việt

2.4. Thiết kế quầy lễ tân sảnh khách sạn

Là khu vực đầu tiên khách hàng tìm kiếm khi tới khách sạn, thiết kế quầy lễ tân phải phù hợp với không gian tổng thể.

Không chỉ bó gọn trong những thiết kế cũ (chữ I, U, L), sảnh lễ tân khách sạn ngày nay được “hô biến” với nhiều kiểu dáng độc – lạ – ấn tượng.

sanh-khach-san-5
Thiết kế quầy lễ tân sang trọng cho khách sạn 5 sao

3. Các phong cách thiết kế sảnh chờ khách sạn

Lựa chọn phong cách nội thất sảnh lễ tân khách sạn không hề đơn giản. Chúng cần được cân nhắc để thỏa mãn nhiều tiêu chí:

  • Phù hợp kiến trúc
  • Diện tích sử dụng
  • Mục tiêu khách hàng
  • Khả năng đầu tư
  • Văn hóa địa phương
  • V..v..
sanh-khach-san-7
Không gian sảnh chờ sang trọng, ấn tượng

Mỗi phong cách nội thất mang tới những cảm xúc khác nhau. Dưới đây DYF xin giới thiệu tới anh/chị 05 phong cách đang được rất nhiều CĐT yêu thích.

3.1. Phong cách hiện đại (Modern style)

Nội thất hiện đại được vẽ lên bằng những nét thẳng đơn giản, tập trung nhiều vào sự tiện dụng. Chính sự phóng khoáng, chẳng hề cầu kì này tạo nên đặc trưng cho xu hướng thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay.

Khác với rất nhiều phong cách nội thất sảnh khách sạn khác, modern style không bị giới hạn bởi hàng tá nguyên tắc, quy luật khắt khe. Anh/chị có thể thoải mái sáng tạo, biến tấu chúng để tạo nên sự phá cách cho không gian sảnh.

sanh-khach-san-12
Thiết kế sảnh hiện đại

3.2. Phong cách cổ điển (Classic Style)

Trái ngược với hiện đại, nét tinh tế của phong cách cổ điển tới từ những chi tiết nhỏ, phức tạp. Để phô diễn hết vẻ đẹp, sự tinh túy của nội thất cổ điển đòi hỏi đội ngũ thiết kế & thi công nội thất sảnh lớn khách sạn có kinh nghiệm và năng lực tốt.

Tùy theo loại hình kinh doanh khách sạn, đối tượng khách hàng mà CĐT muốn hướng tới, màu sắc & ánh sáng của sảnh chờ sẽ được thiết kế riêng.

sanh-khach-san-11
Không gian nội thất cổ điển cho sảnh chờ

3.3. Phong cách tân cổ điển (Neo classic style)

Chắt lọc và kế thừa những giá trị tinh tế nhất của hai phong cách cổ điển và hiện đại, tân cổ điển mang tới không gian sang trọng nhưng không kém phần tinh tế, mềm mại.

Anh/chị có thể nhận thấy, với tân cổ điển, các chi tiết nội thất thường có sự kết hợp vật liệu: gỗ – đá – kim loại.

sanh-khach-san-6
Sảnh khách sạn tân cổ điển

Không “cứng” như hiện đại, không quá cầu kì như cổ điển, phong cách này phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, chúng sẽ ngốn của anh/chị một khoản chi phí không nhỏ. Bởi, để sản xuất được các mối nối, bề mặt tinh tế khi kết hợp nhiều vật liệu là điều không dễ dàng.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà tân cổ điển.

3.4. Phong cách tối giản (Minimalist style)

“Không gian tạo nên cảm xúc, chứ không phải là nội thất” có lẽ là slogan đúng nhất với Minimalist.

Mọi đường nét dư thừa trong phong cách này đều bị loại bỏ “thẳng tay”. Thậm chí cách phối màu của Minimalist cũng được giản lược một cách tối đa.

sanh-khach-san-13
Tạo thành từ những hình khối cơ bản, màu sắc đơn giản: đó chính là Minimalist

Với phong cách tối giản, không gian trở thành nội dung chủ đạo của công trình. Cảm xúc về một không gian thoáng đãng, thư thái và “lạ mắt” là một điểm cộng giúp khách hàng ghi nhớ về khách sạn.

Tuy nhiên, để thiết kế sảnh khách sạn theo phong cách tối giản không hề dễ dàng. Nếu không thật sự có chuyên môn và sự tính toán thông minh rất dễ “biến khéo thành vụng”, đẹp đâu chưa thấy chỉ còn lại sự trống trải và đơn điệu.

3.5. Phong cách cổ điển Đông Dương (Indochine Style)

Nhắc tới cổ điển Đông Dương ta không thể không nhắc tới 03 cái tên đình đám:

  • JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay
  • Hotel De La Coupole Sapa
  • InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

Có thể xem Indochine là một biến số nho nhỏ của dòng nội thất cổ điển. Chúng là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách nội thất Pháp với nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt.

Nội thất Đông Dương sang trọng theo cách tây nhưng vẫn giữ được sự tinh tế, hoài cổ. Không quá rườm ra hay đơn điệu, chúng thích hợp với nhiều kiểu kiến trúc, không gian khách sạn, resort.

sanh-khach-san-20
Nội thất cổ điển Đông Dương tại JW Marriott Phú Quốc

4. Nội thất sảnh đẹp cho khách sạn

Để anh/chị có thêm nhiều sự tham khảo, DYF tổng hợp một vài mẫu sảnh đẹp của các resort, khách sạn nổi tiếng. Hy vọng chúng có thể giúp anh/chị tìm ra phong cách thiết kế thật sự phù hợp.

sanh-khach-san-14
Sảnh khách sạn Hotel De La Coupole
sanh-khach-san-8
Sảnh đón khách sạn JW Marriott QuFu
sanh-khach-san-15
Thiết kế sảnh lớn ấn tượng tại InterContinental Danang
sanh-khach-san-17
La Siesta Premium Hang Be – phong cách Đông Dương tinh tế
sanh-khach-san-10
Sảnh khách sạn cổ điển: The Myst Đồng Khởi
sanh-khach-san-21
Nội thất sảnh Sheraton Hanoi Hotel đầy lôi cuốn
sanh-khach-san-16
Monarque Hotel Danang – Không gian nội thất tân cổ điển tinh tế, sang trọng với chi tiết kim loại cầu kì và đá ốp khổ lớn
sanh-khach-san-22
Không gian sảnh đậm chất cổ điển tại Sofitel Legend Metropole Hanoi

Vậy là anh/chị vừa tìm hiểu xong những thông tin cơ bản về các nguyên tắc thiết kế thi công nội thất sảnh. Hy vọng những thông tin và 20+ mẫu nội thất sảnh khách sạn DYF tổng hợp trên sẽ giúp anh/chị tìm được phong cách thiết kế phù hợp.

Cảm ơn đã theo dõi!