Nếu đang có ý định thi công các công trình bằng gỗ công nghiệp mà vẫn chưa biết lựa chọn loại gỗ nào, hãy tham khảo bài viết so sánh các loại gỗ công nghiệp dưới đây.
Gỗ công nghiệp từ lâu đã được sử dụng phổ biến nhờ những đặc tính khó thay thế như: không bị cong vênh, mối mọt hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của từng loại gỗ nhé.
Mục Lục
1. Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến
1.1. Gỗ HDF
Gỗ sợi mật độ cao HDF (gỗ ván ép) được cấu tạo từ 80% gỗ cùng keo UF, nước và các thành phần khác. Gỗ HDF có độ cứng cao, không cong vênh, chịu lực, chống ẩm. Có khả năng chống cháy rất tốt và có độ bền cao, tuổi thọ trên 10 năm.
Gỗ HDF rất thích hợp để ứng dụng làm sàn gỗ cao cấp và sử dụng cho nội thất ở khu vực tiếp xúc nhiều với ẩm (tủ toilet, tủ gương, tủ bếp).


1.2. Gỗ công nghiệp MFC
Trong các loại gỗ công nghiệp thì gỗ MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, cao su… Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp. Sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
MFC có loại chịu nước (lõi xanh) được trộn keo chịu nước để sử dụng cho khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc khu vực ẩm ướt như tủ bếp.
>>> Xem thêm: xưởng nội thất gỗ công nghiệp của DYF tại Hà Nội.


1.3. Gỗ công nghiệp MDF
Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn.
MDF có bề mặt rất mịn, độ đặc cao hơn nên có độ cứng và chịu lực cao hơn ván dăm lại ít bị cong vênh. Bên cạnh đó, nhờ tỉ trọng ép cao nên MDF chống ẩm có độ liên kết tốt, cứng cáp. Giúp hạn chế được tỉ lệ thẩm thấu ẩm từ môi trường bên ngoài.
Khi so sánh các loại gỗ công nghiệp do đặc tính không co ngót, ít bị ảnh hưởng co giãn bởi nhiệt, không mối mọt khiến cho MDF thường xuyên được sử dụng trong các chi tiết cần chịu lực của tủ.


1.4. Gỗ Plywood
Ván Plywood được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau, dán với nhau bằng keo Phenol sau đó được ép bằng máy ép thủy lực để tạo thành miếng.
Loại này có khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh, chống mối mọt và có khả năng chống ẩm tốt, bắt vít.


1.5. Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh công nghiệp được sản xuất bằng cách dùng chất kết dính để ghép các thanh gỗ tự nhiên lại với nhau, sau đó ép dưới áp suất và nhiệt độ chuẩn, tạo nên những tấm ván gỗ với kích thước tiêu chuẩn.
Nguyên liệu dùng để sản xuất gỗ ghép thanh thường là các loại gỗ xẻ cùng các chất kết dính, chất keo. Một số loại cốt gỗ thường hay được sử dụng là gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ thông, gỗ quế.


>>> Tham khảo thêm: sản xuất đồ nội thất
2. So sánh các loại gỗ công nghiệp
2.1. Ưu, nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp
Phân loại | Ưu điểm | Nhược điểm |
Gỗ HDF |
|
|
Gỗ MFC |
|
|
Gỗ MDF |
|
|
Gỗ Plywood |
|
|
Gỗ ghép thanh |
|
|
2.2. 5 tiêu chí so sánh các loại gỗ công nghiệp
Giống nhau:
- Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra các tấm gỗ.
- Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Khác nhau
Tiêu chí |
Gỗ HDF |
Gỗ MFC |
Gỗ MDF |
Gỗ Plywood |
Gỗ ghép thanh |
Thành phần |
Bột gỗ |
Dăm gỗ |
Gỗ sợi |
Gỗ ván ép |
Gỗ xẻ |
Độ dày tiêu chuẩn |
3, 6, 9, 12,15(mm) |
18, 25(mm) |
9, 12, 15(mm) |
3,5,6,8,15,18(mm) |
3,6,15(mm) |
Chống ẩm |
Tốt nhất |
kém |
Tốt |
Tốt |
Cực tốt |
Giá thành |
Đắt nhất |
Khá rẻ |
Bình thường |
Trung bình |
Rẻ |
Ứng dụng |
Xây dựng, nội thất công trình, trang trí nội thất, ngoại thất |
Sản xuất đồ nội thất nhà ở, văn phòng… |
Sản xuất đồ nội thất nhà ở, công trình, trang trí nội thất |
Gia công nội thất hiện đại như thiết kế sàn gỗ, trần gỗ, các vách ngăn tường, các sản phẩm nội thất: tủ, bàn, kệ sách |
Dùng làm nội thất: giường, tủ, bàn ghế, hộc tủ,… |
3. Ứng dụng của từng loại gỗ trong đời sống


- So sánh các loại gỗ công nghiệp – Gỗ Plywood




Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ công nghiệp cao cấp, phù hợp với từng nhu cầu của mỗi người. Hy vọng bài viết trên, DYF đã đem lại những thông tin hữu ích và giúp anh/chị so sánh các loại gỗ công nghiệp và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.
Cảm ơn đã theo dõi!