Thiết kế & thi công nội thất sảnh khách sạn mini đẹp không hề đơn giản. Bởi khác với các loại hình kinh doanh khác, khách sạn mini có diện tích sử dụng nhỏ hơn mà vẫn phải đáp ứng đầy đủ công năng, tính thẩm mỹ & không gian thoải mái cho khách hàng.
Để tạo nên một không gian sảnh thu hút, hãy cùng DYF tìm hiểu đặc điểm, những tiêu chí cũng như các mẫu nội thất sảnh mini đẹp nhé.

Mục Lục
1. Đặc điểm khách sạn mini
Đúng như tên gọi “mini” mọi thứ trong loại hình khách sạn này đều được thu nhỏ.
Một khách sạn mini thông thường sẽ có:
Mặt tiền: 8 ~ 10m
Diện tích sàn: 100 ~ 200 (m2/sàn)
Diện tích sảnh: 20 ~ 40 (m2)
Số lượng phòng: 10 ~ 20 phòng
Diện tích phòng trung bình: 15 ~ 25m2 (tùy hạng phòng) (Các khách sạn mimi thường chỉ đầu tư 2-4 phòng VIP với diện tích lớn và nội thất sang trọng hơn.)

Công năng khách sạn:
a/ Phục vụ nhu cầu lưu trú + nghỉ dưỡng
Khách sạn mini cũng được chia thành nhiều hạng phòng với chất lượng nội thất, không gian & dịch vụ đi kèm khác nhau.
b/ Phục vụ nhu cầu ăn uống: Nhà hàng + quầy Bar
Khách sạn 1-2 sao không có nhà hàng, chỉ phục vụ một số đồ uống đóng chai sẵn tại khu vực chờ như nước khoáng, nước ngọt, cafe lon,…
Khách sạn 3 sao: Có thể có nhà hàng nhưng chỉ phục vụ một bữa sáng đơn giản
Khách sạn 4 sao: Có nhà hàng và Bar, phục vụ cả ngày

c/ Giải trí: Spa + Gym
Chỉ những khách sạn 4 sao cao cấp mới cung cấp dịch vụ này
Công năng sảnh: Đón tiếp (check in/out) + chăm sóc (nhận gửi đồ, tư vấn dịch vụ,…) khách hàng. Thậm chí có những khách sạn tận dụng sảnh làm khu vực phục vụ thức ăn + đồ uống cho khách.

Diện tích sử dụng có hạn nhưng phải đáp ứng quá nhiều công năng, nếu không có sự tính toán & thiết kế khoa học, không gian sảnh mini dễ trở nên chật chội, xấu xí.
>>> Xem thêm: bộ phận trong khách sạn
2. Tiêu chuẩn thiết kế & thi công sảnh mini
Trong thiết kế và thi công cần sự phối hợp chặt chẽ giữa CĐT – Đơn vị thiết kế – Nhà thầu thi công nội thất. Bởi, từ ý tưởng tới hiện thực là cả một quá trình dài & cần thay đổi để phù hợp với thực tế.
Bên cạnh một thiết kế sảnh khách sạn mini đẹp, cần đảm bảo 03 yếu tố:
- Sự đồng nhất
- Ánh sáng
- Công năng
2.1. Sự đồng nhất
Trong thiết kế & thi công, sự đồng nhất được hiểu là:
- Phong cách kiến trúc – nội thất phải tương đồng
- Chủ đề nội thất xuyên suốt trong mọi khu vực khách sạn
- Màu sắc phối hài hòa, có một gam màu chủ đạo riêng (Mỗi khách sạn nên có “màu sắc thương hiệu” riêng, dễ lưu lại ấn tượng hơn với du khách)

2.2. Ánh sáng sảnh khách sạn mini đẹp
Sảnh khách sạn tù mù, không gian u ám và có mùi ẩm mốc do thiếu ánh sáng? Đây là điều tối kị và tất cả CĐT đều quan tâm.
Ánh sáng vàng, dịu nhẹ là lựa chọn của nhiều CĐT vì chúng mang lại sự dễ chịu, ấm cúng mà vẫn sang trọng. Bên cạnh đó anh/chị cũng cần quan tâm tới lượng ánh sáng tự nhiên. Nhiều khách sạn (đặc biệt khách sạn có sảnh lớn) sử dụng cửa kính khổ lớn/sát đất để lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên cũng như tạo cảm giác không gian mở, rộng rãi. Với khách sạn mini, diện tích sảnh không quá lớn, anh/chị có thể không sử dụng chất liệu này.

2.3. Công năng sảnh
Thông thường sảnh mini cần:
- Quầy lễ tân
- Khu vực chờ cho khách hàng
Với không gian sảnh nhỏ, thường lựa chọn quầy lễ tân chữ I, L để tiết kiệm diện tích.
Tùy vào hạng sao, phong cách nội thất mà việc lựa chọn bàn ghế phòng chờ và trang trí sảnh khách sạn mini đẹp sẽ có sự khác biệt.
Ví dụ:
Khách sạn mini 1-2 sao chỉ cần mẫu bàn ghế đơn giản, trang trí không quá cầu kì, phô trương

Với khách sạn mini 3-4 sao, khách hàng có quyền tận hưởng không gian đẹp & thư thái hơn. Với diện tích sảnh lớn hơn, khách sạn 4 sao hoàn toàn có thể phục vụ thêm đồ uống và những món ăn nhẹ (ăn vặt, bánh ngọt,..) tại khu vực sảnh chờ.

3. Các phong cách sảnh khách sạn mini đẹp
Việc lựa chọn phong cách thiết kế một khách sạn phụ thuộc:
Chi phí đầu tư hạn chế, CĐT nên chọn phong cách hiện đại, đơn giản vì chúng dễ sản xuất, thi công. Ngược lại, nếu có nguồn vốn mạnh, anh/chị hoàn toàn có khả năng lựa chọn những phong cách “đắt tiền” hơn như cổ điển, tân cổ điển, v..v…

- Định hướng phân khúc khách hàng
Khách hàng là giới trẻ, thích du lịch khám phá? Hay tầng lớp khách hàng trung – thượng lưu muốn tận hưởng kì nghỉ ngắn sau những thời gian làm việc mệt mỏi?
Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có đặc điểm, tính cách khác nhau. Khách hàng thích du lịch khám phá chỉ cần một nơi dừng chân nghỉ ngơi mỗi tối. Họ không yêu cầu quá cao rằng nội thất phải sang trọng, đắt tiền. Thậm chí những khách hàng rất hứng thú với không gian độc lạ.

Ngược lại, khách du lịch nghỉ dưỡng yêu cầu về sự tiện lợi, thoải mái của không gian nội thất cao hơn rất nhiều. CĐT cần đầu tư mạnh hơn về nội thất & dịch vụ nếu muốn mua sự hài lòng của nhóm khách hàng này.

- Xu hướng nội thất khu vực
Đặc trưng vùng miền cũng mang tới nhiều kiểu kiến trúc, chủ đề nội thất khác nhau.
Tại Hội An & Huế, phong cách cổ điển Đông Dương là sự lựa chọn hoàn hảo. Dường như chúng hòa chung với dòng chảy thời gian, tôn lên nét đẹp văn hóa dân tộc Việt.

Ngược lại Phú Yên, Quy Nhơn,… những địa phương thu hút du khách với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ thích hợp với phong cách nội thất hiện đại, những không gian nội thất đơn giản từ những vật liệu quen thuộc như tre, nứa, mây, cót.

>>> Đọc thêm: bộ phận buồng phòng là gì
3.1. Nội thất hiện đại
Đơn giản, thực dụng là những tính từ miêu tả chính xác cho phong cách thiết kế này. Nhưng không vì thế mà chúng mất đi sự sang trọng.

3.2. Nội thất tân cổ điển
Không nhiều khách sạn mini mạnh dạn đầu tư theo phong cách này, bởi chúng là một trong những xu hướng nội thất đắt đỏ nhất hiện nay.

3.3. Nội thất cổ điển
Cổ điển chia thành 02 trường phái lớn là cổ điển phương tây & phương đông. Cổ điển Phương Tây thiên về sự xa hoa, lộng lẫy. Cổ điển phương Đông đơn giản nhưng tinh tế trong những chi tiết thủ công. Tuy nhiên cảm giác mà phong cách này mang lại là sự sang trọng với những gam màu trầm & không gian tĩnh lặng.

3.4. Phong cách nội thất khác
Bên cạnh 03 phong cách kinh điển trên, có rất nhiều phong cách nội thất như:
- Vintage
- Retro
- Minimalist
- Maximalist
- Rustic
- V..v..

4. Các mẫu sảnh khách sạn mini ấn tượng
Để anh/chị có thêm nhiều ý tưởng, DYF xin giới thiệu thêm một số mẫu sảnh khách sạn mini đẹp.






Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu đặc trưng, công năng cũng như các mẫu thiết kế nội thất sảnh khách sạn mini đẹp, ấn tượng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với anh/chị.
Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!