Tin Tức Chi Tiết

Tìm hiểu chi tiết công việc của trưởng bộ phận Housekeeping

Trưởng bộ phận Housekeeping hay còn được gọi là trưởng bộ phận buồng phòng khách sạn. Đây là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của nhân viên trong bộ phận. Vậy cụ thể công việc, vai trò, nhiệm vụ của vị trí này bao gồm những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật thông tin chi tiết.

Trưởng bộ phận Housekeeping là gì?

Trưởng bộ phận buồng phòng trong tiếng Anh được gọi là Executive Housekeeper hoặc Housekeeping Manager. Nhiệm vụ của của vị trí này là quản lý cũng như điều hành hoạt động của các nhân viên trong bộ phận.

Tùy vào tính chất, quy mô của khách sạn mà công việc cụ thể của trưởng bộ phận buồng phòng sẽ khác nhau. Ngoài ra, dựa vào số lượng nhân viên trong bộ phận mà quản lý sẽ phân chia công việc cụ thể.

Trưởng bộ phận Housekeeping
Trưởng bộ phận buồng phòng

>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thêm về bộ phận buồng trong khách sạn

Mô tả công việc của trưởng bộ phận buồng phòng khách sạn

Dưới đây là mô tả chi tiết công việc của vị trí trưởng bộ phận Buồng phòng trong khách sạn:

Xây dựng quy định làm việc cho nhân viên trong bộ phận

  • Xây dựng bộ tiêu chuẩn cũng như đưa ra quy trình làm việc chi tiết cho từng vị trí công việc trong bộ phận buồng phòng.
  • Dựa vào định hướng mới cũng như mục tiêu phát triển của khách sạn để thực hiện các thay đổi, điều chỉnh về tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên.

Điều hành, quản lý hoạt động của bộ phận

  • Lên bản kế hoạch thể hiện rõ nhiệm vụ của từng vị trí nhân viên trong bộ phận. Từ đó theo dõi, giám sát và kiểm tra tiến độ công việc.
  • Phối hợp cùng vị trí giám sát buồng phòng để lên lịch làm việc chi tiết với từng nhân viên. Đồng thời điều phối nhân sự, phân bổ công việc sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
  • Kiểm tra quy trình làm việc của nhân viên trong bộ phận, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ cũng như chất lượng vệ sinh.
  • Xử lý tình trạng thất lạc đồ của khách hàng.
Công việc của trưởng bộ phận Housekeeping
Công việc của trưởng bộ phận buồng phòng khách sạn

Giải quyết khiếu nại, yêu cầu của khách hàng

  • Trưởng bộ phận Housekeeping hỗ trợ nhân viên trong bộ phận giải quyết các phàn nàn hoặc các yêu cầu khó từ khách hàng.
  • Sau khi giải quyết xong khiếu nại sẽ lưu lại nội dung và hướng dẫn nhân viên xử lý khi gặp các trường hợp tương tự.
  • Phối hợp cùng các bộ phận liên quan đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Giải quyết nhanh các phàn nàn để khách hàng có ấn tượng đẹp về khách sạn.

Giám sát việc cung cấp đồ dùng

Quản lý buồng phòng là người kiểm tra toàn bộ khu vực phòng nghỉ và khu vực công cộng trong khách sạn để đảm bảo các phòng này được cung cấp đầy đủ tiện nghi, dịch vụ tốt nhất.

Ví dụ tại một phòng tiêu chuẩn thì khách hàng sẽ nhận phòng tắm còn ở phòng hạn sang có đi kèm dịch vụ giặt là, tủ mini-bar, sách báo,.. Người quản lý sẽ thực hiện kiểm kê hàng hàng và lấy số liệu sau đó liên lạc với người mua trong khách sạng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ cho các phòng.

Giám sát việc cung cấp
Quản lý buồng phòng giám sát việc cung cấp đồ dùng, dịch vụ trong khách sạn

Tuyển chọn nhân sự cho bộ phận buồng phòng

  • Xây dựng kế hoạch tuyển chọn nhân sự đồng thời phối hợp cùng bộ phận liên quan để thực hiện.
  • Trực tiếp phỏng vấn, tuyển chọn và đám phán lương, thưởng với nhân viên mới.
  • Chọn nhân viên có trình độ, năng lực đảm nhận vị trí cao để đáp ứng nhu cầu công việc.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thêm kỹ năng cho nhân viên

  • Lên các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên.
  • Thực hiện tổ chức, triển khai các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận.
  • Phân công đào tạo nhân sự mới.

Các công việc khác

  • Cập nhật tình trạng hoạt động của trang thiết bị trong bộ phận để khắc phục nhanh các sự cố, đảm bảo công việc không bị ảnh hưởng.
  • Kiểm tra nhật ký hoạt động của nhân viên trong bộ phận để đảm bảo công việc luôn đúng tiến độ.
  • Kiểm tra phòng lưu trú của các đoàn khách quan trọng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Lập mẫu form sử dụng cho quá trình hoạt động của bộ phận.
  • Hướng dẫn nhân viên trong bộ phận sử dụng tiết kiệm điện, nước,….
  • Đề xuất các giải pháp để hoạt động bộ phận hiệu quả hơn.
  • Tạo dựng mối quan hệ tốt giữa các nhân viên trong bộ phận cũng như với các bộ phận khác để mang lại chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng.
  • Báo cáo công việc hàng tháng theo quy định.
  • Tổ chức các cuộc họp để phổ biến chính sách mới và tổ chức công việc trong bộ phận.
  • Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo khách sạn giao phó.

>>>Tham khảo thêm: sofa da tân cổ điển

Yêu cầu đối với trưởng bộ phận Housekeeping

Bên cạnh việc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cùng khả năng giám sát, quản lý và điều hành thì trưởng bộ phận buồng phòng cần có trình độ tiếng Anh cơ bản. Đặc biệt là các thuật ngữ tiếng Anh và một số câu hội thoại giao tiếp đơn giản để giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng nước ngoài.

Yêu cầu trưởng bộ phận Housekeeping
Yêu cầu công việc đối vói trưởng bộ phận buồng phòng khách sạn

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của trưởng bộ phận buồng phòng

Hiện nay, mức thu nhập của vị trí này giao động từ 15 – 30 triệu đồng mỗi tháng. Tùy quy mô cũng như yêu cầu công việc cụ thể của từng khách sạn mà mức lương có thể cao hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vai trò, nhiệm vụ cũng như mô tả công việc chi tiết của trưởng bộ phận quản lý buồng phòng (Housekeeping Manager). Nếu đang có ý định tuyển dụng vào vị trí này, các bạn cần nắm rõ những kỹ năng và trau dồi thêm kinh nghiệm để đáp ứng tốt nhu cầu công việc.